Đó là một trong những nội dung ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh tại Lễ phát động “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 của Bộ GTVT”, diễn ra chiều 7/5, tại Hải Phòng.
Theo báo cáo, trong năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động của Bộ GTVT đã đạt được những kết quả tích cực.
Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT đã quan tâm, chú trọng hơn trong việc đầu tư kinh phí, bố trí cán bộ làm công tác công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Đồng thời, ý thức về vấn đề an toàn lao động của người sử dụng lao động, người lao động ngày càng được nâng cao. Điều kiện, môi trường làm việc của người lao động được quan tâm, cải thiện hơn.
Tuy nhiên, kết quả trên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, con số thống kê cho thấy năm qua Bộ GTVT có tổng số 13 vụ tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực (5 vụ trong lĩnh vực hàng hải, 6 vụ trong lĩnh vực đường bộ, 2 vụ trong lĩnh vực hàng không). Trong đó có 8 người bị chết và 9 người bị thương nặng.
Một số vụ tai nạn lao động trong ngành GTVT vẫn đang trong quá trình điều tra theo quy định.
Để đảm bảo thực hiện 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được chỉ ra tại Chỉ thị số 31 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới, hôm nay Bộ GTVT chính thức phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.
Chủ đề tháng hành động trên của Bộ GTVT là “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, trong hoạt động vận tải và tại các công trình, dự án của Bộ GTVT, đặc biệt là các dự án, công trình quan trọng quốc gia”.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ GTVT kêu gọi toàn ngành GTVT chung tay, đồng lòng hưởng ứng sự kiện này, trong đó tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ sau:
Một là, bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động. Tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải được bảo vệ.
Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm vi phạm. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.
Hai là, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong cơ quan, đơn vị. Tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận thông tin liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa.
Ba là, thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy tắc nội bộ trong cơ quan, đơn vị để khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn. Từ đó nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpFrom: web game casino. Có biện pháp phòng ngừa, ứng phó, xử lý sự cố tai nạn lao động.
Bốn là, người sử dụng lao động căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động kiểm tra về công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý để bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động của cơ sở.
Năm là, thực hiện tốt chính sách khám sức khỏe định kỳ, giám định, chăm sóc sức khỏe, chi phí điều trị, tiền lương, chi phí y tế, trợ cấp, bồi thường, bảo hiểm và các chính sách khác theo quy định cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quan tâm công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với nhóm lao động nữ.
Sáu là, chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện, chuyển giao, cập nhật kiến thức, kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nhất là đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc các công trình, dự án. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến trong công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Bảy là, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, nhất là các cơ quan thuộc ngành lao động, y tế, môi trường của địa phương. Kịp thời phát hiện, nhân rộng, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân, mô hình hay, cách làm hiệu quả về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đề nghị công đoàn GTVT Việt Nam kêu gọi tổ chức Công đoàn các cấp chung tay hưởng ứng “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 của Bộ GTVT”.
Đồng thời, công đoàn phải có những việc làm cụ thể, thiết thực chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động nói chung, đặc biệt là những nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.From: web game casino